Bệnh á sừng là loại bệnh thường xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô khiến cho da bị thiếu độ ẩm, bong tróc và dày sừng. Nếu không điều trị cẩn thận bệnh á sừng thì sẽ dễ bị chuyển sang giai đoạn mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở bài viết này, phòng khám Da liễu Dr Hs sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh á sừng – nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cũng như điều trị sao cho đúng.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Mặc dù chưa có kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây ra bệnh á sừng nhưng theo như phân tích của nhiều chuyên gia da liễu cho thấy bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Cụ thể là:
• Do điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm thấp) khiến da dễ bị mất nước, thiếu cân bằng độ ẩm. Điều này tạo điều kiện cho bệnh á sừng sinh sôi và diễn biến phức tạp.
• Do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm ảnh hưởng trực tiếp lên da, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
• Do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc tẩy rửa làm suy giảm chức năng da
• Do thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin bảo vệ da. Điều này khiến chức năng da bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc á sừng
• Do di truyền (lên tới 45%)
Triệu chứng bệnh á sừng
Á sừng là bệnh da liễu có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại để lại nhiều biến chứng xấu đến sức khỏe như: Da khô, nứt nẻ, bong tróc hoặc chảy máu, đặc biệt vào mùa Đông có thể nứt toác, đau rát, mùa hè thì xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy. Chưa kể, một số trường hợp còn mệt mỏi và mất ngủ triền miên
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh á sừng mới chỉ dừng lại ở việc da khô cứng, cơ thể xuất hiện các vết rát đỏ không rõ ranh giới nên có khi tưởng là vết chàm. Đến giai đoạn sau, các dấu hiệu sẽ dần trở nên rõ hơn, vùng da mắc bênh bắt đầu lan rộng.
Triệu chứng bệnh á sừng
Cách phòng bệnh á sừng
• Để phòng bệnh á sừng tốt, bạn cần uống nước thường xuyên (ít nhất 2 lít/ngày) và ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp đủ nước và bổ sung thêm nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể, đồng thời giúp cho da thêm khỏe mạnh.
• Cần đeo thêm găng tay khi lau dọn, giặt đồ, rửa bát…đặc biệt khi trời lạnh và đi thêm tất, dép trong nhà để tránh tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, đồng thời bảo vệ phần gót chân không bị nứt nẻ
• Dưỡng ẩm cho da thường xuyên bằng các loại kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, làm dịu da. Đặc biệt nên chọn những loại kem dưỡng da có chiết xuất lành tính từ thiên nhiên vừa giúp dưỡng ẩm vừa kháng khuẩn, chống viêm.
Cách phòng bệnh á sừng
Lưu ý khi điều trị bệnh á sừng phổ
Nếu có thể, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn, đưa ra những chẩn đoán và cách chữa bệnh sao cho phù hợp. Ngoài ra, bạn vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc để bôi lên những vùng da bị tổn thương để giúp cấp ẩm cho da và làm bong lớp da sừng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong quá trình điều trị bệnh á sừng:
• Không chà xát mạnh hay dùng vật nhọn chà lên vùng da bị á sừng khiến da trở nên tệ hơn
• Không tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa. Cần đeo găng tay để đảm bảo vết thương không bị ảnh hưởng trong quá trình làm việc.
• Hạn chế tiếp xúc với các loại gia vị (muối, ớt,…) khiến da bị bệnh trở nên sưng, nóng hơn trong quá trình nấu nướng
• Giữ cho vùng da luôn khô ráo, sạch sẽ
• Bổ sung nhiều dưỡng chất, rau quả tươi
Lưu ý khi chữa bệnh á sừng
Nhìn chung, ngoài việc tuân thủ đúng những quy định và hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều trong quá trình sinh hoạt của mình để phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Phòng khám Da liễu Dr Hs +!