Bệnh á sừng ở trẻ em là một bệnh lý liên quan đến viêm da cơ địa có biểu hiện ngứa, khô da, bong tróc ở những vùng da như da chân, da tay,…gây bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không biết cách nhận biết, xử lý chữa trị kịp thời bệnh á sừng có thể gây nên những tổn thương đến sức khỏe cũng như mặt thẩm mỹ cho bé.
1. Bệnh á sừng ở trẻ là gì?
Trẻ em mắc bệnh á sừng thì da sẽ có tình trạng khô nứt nẻ, bong tróc da tay, chân và một số vùng da khác tạo cảm giác khó chịu và đau đớn. Bệnh thường kéo dài, khó điều trị và rất dễ tái phát nếu không điều trị đúng cách. Á sừng thường xuất hiện ở trẻ 2 tuổi cho đến khi dậy thì, khoảng 50% trẻ mắc bệnh sẽ hết hẳn tình trạng viêm da cơ địa khi 10 tuổi nếu được điều trị đúng cách và vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh á sừng ở trẻ
Nếu không được điều trị đúng cách, thì các trường hợp trẻ đó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: móng tay, móng chân bị biến dạng, để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tâm lý sau này,…
2. Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở trẻ em
Theo các nghiên cứu của chuyên gia thì bệnh á sừng có xu hướng phổ biến ở bé trai nhiều hơn bé gái. Các nguyên nhân gây bệnh cho trẻ gồm:
– Do thời tiết: thay đổi thời tiết quá nhanh chóng cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển nhanh chóng ở trẻ. Bởi trẻ em có sức đề kháng kém nên khả năng chống lại sự xâm nhập của bệnh là khó tránh khỏi.
– Do di truyền: nếu cha mẹ có tiền sử về bệnh á sừng thì tỷ lệ trẻ sinh ra có nguy cơ mắc cao lên tới 50%.
– Do vệ sinh không sạch sẽ: bé không được vệ sinh sạch sẽ ở các vùng cổ tay, chân có thể sẽ gây tích tụ các vi nấm là điều kiện để bệnh á sừng xâm nhập.
– Do cơ địa: với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm đau và nhạy cảm với một số tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa,…bệnh thường có nguy cơ cao xuất hiện ở những trẻ này.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng
Bệnh á sừng khá nhận biết nên việc sớm phát hiện và điều trị sẽ giảm thiểu các tổn thương cho bé:
– Trẻ thường xuyên ngứa ngáy, ba mẹ nên quan sát bé thường gãi tại vị trí nào để xác định bệnh.
– Da có dấu hiệu khô, nứt nẻ, sần cứng vì khi ngứa trẻ có thể gãi làm cho da bị tổn thương nhiều hơn nên có thể sẽ rỉ máu, tạo thành các vết nứt.
– Bong tróc các vảy trắng trên da để lộ ra các vùng da sừng màu hồng.
– Tại các vùng da bị á sừng sẽ nổi các mụn nước thành mảng, khi các mụn này vỡ sẽ khiến cho dịch chảy ra khiến bé thêm khó chịu.
4. Những lưu ý khi trẻ bị bệnh á sừng
Khi trẻ bị á sừng ở mức độ nhẹ, ba mẹ của con cần lưu ý thực hiện những cách sau đây để giúp con bớt đau rát, khó chịu:
– Tắm sạch và đúng cách cho trẻ: ba mẹ nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải để tắm rửa cho bé mỗi ngày.
Tắm cùng các loại lá để chữa bệnh á sừng ở trẻ
Đặc biệt, để tăng thêm tính kháng khuẩn cho bé thì ba mẹ có thể dùng các loại lá như lá trà xanh, lá lốt đun kèm nước tắm rồi tắm cho bé.
– Thường xuyên dưỡng ẩm da cho bé: vùng da bị á sừng sẽ có dấu hiệu khô nứt nên việc bổ sung chất ẩm cho da để bé bớt khó chịu là điều đặc biệt cần lưu ý.
Ba mẹ nên tham khảo một số sản phẩm lành tính chữa á sừng hiệu quả cho bé như mật ong, dầu dừa,…tránh dùng những sản phẩm kém chất lượng gây hại cho da. Sau khi tắm xong thì lau người khô ráo cho bé rồi thoa kem dưỡng ẩm lên tất cả các vùng da của bé kể cả vùng da không bị á sừng.
– Nếu ba mẹ áp dụng các mẹo trên mà bệnh á sừng vẫn không thuyên giảm thì cần đổi sang cho con đi khám để dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc để chữa á sừng
Một số loại thuốc mà ba mẹ có thể tham khảo cho trẻ để chữa á sừng như: kem bôi ngoài da, thuốc uống hay thuốc mỡ bôi ngoài da
Phòng khám Da liễu Dr Hs + đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin về bệnh á sừng ở trẻ – loại bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không lây lan cho người khác nhưng lại gây trở ngại trong sinh hoạt và làm mất thẩm mỹ. Vậy nên điều trị sớm sẽ giúp da được cân bằng và phục hồi vết thương nhanh chóng.