Hotline

083.323.8989

BỆNH CHLAMYDIA LÀ GÌ: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ

Mục lục

Chlamydia đang là căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, cả nam lẫn nữ đều có thể mắc bệnh. Chlamydia nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phái nữ, thậm chí có thể gây vô sinh nếu bệnh đã nhiễm nặng. Vậy Chlamydia là bệnh gì? Triệu chứng bệnh và làm thế nào để phòng tránh bệnh đang là mối quan tâm của nhiều người. Sau đây, Dr HS sẽ giải đáp những thắc mắc về bệnh Chlamydia.

1. Chlamydia là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chlamydia là một trong những căn bệnh sinh dục, thường lây truyền qua đường tình dục. Tên của căn bệnh này xuất phát từ vi khuẩn gây bệnh tên Chlamydia – vi khuẩn ký sinh trong các tế bào sống, có kích thước trung gian giữa virus và vi khuẩn.

Vi khuẩn Chlamydia có 3 loại chính, trong đó vi khuẩn gây bệnh ở người là phân loại Chlamydia Trachomatis. 

Bệnh Chlamydia thường lây truyền qua đường tình dục.

2. Triệu chứng bệnh Chlamydia

Do có đặc điểm sinh học khác nhau, nên ở nam và nữ giới có những triệu chứng bệnh Chlamydia khác nhau.

Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nam giới

  • Tiết dịch bất thường ở dương vật (dịch có màu vàng hoặc trắng)
  • Khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, thường hay tiểu rắt
  • Có một vài người có thể bị sưng một hoặc hai bên tinh hoàn.

Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nữ giới

Cũng giống với nam giới, khi mắc bệnh Chlamydia, nữ giới cũng tiết dịch bất thường ở âm đạo. Ngoài ra, một vài triệu chứng nữ giới thường gặp như: 

  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Khí hư có mùi khác thường
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Một số bệnh nhân có thể bị lây Chlamydia vào trực tràng, biểu hiện là thường xuyên đau vùng trực tràng. Trường hợp này xảy ra khi xảy ra quan hệ qua đường hậu môn.

Bệnh Chlamydia có nguy hiểm không?

Một số tác hại nghiêm trọng của Chlamydia nếu không được phát hiện và điều trị sớm bao gồm:

  • Ở nữ: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, có thể dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, vô sinh, hoặc tử vong do thai ngoài tử cung. Chlamydia còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm. Ở phụ nữ mang thai, nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể dẫn đến sinh non, hoặc sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng như viêm phổi và viêm kết mạc.
  • Ở nam: Nhiễm trùng có thể lan đến mào tinh hoàn, gây đau, sốt, và vô sinh (hiếm gặp)

Cách phòng tránh bệnh Chlamydia 

Chlamydia là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản nhất là của nữ giới. Thời gian chữa dứt điểm căn bệnh này cũng cần sự kiên trì của bệnh nhân. Chính vì vậy, mọi người cần phải có sự chuẩn bị để phòng tránh căn bệnh này.

Để có thể phòng tránh bệnh một cách tốt nhất, bạn cần tuân thủ những quy tắc sau:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ
  • Không quan hệ tình dục khi đang mắc hoặc đang điều trị những bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có Chlamydia.
  • Không quan hệ tình dục với nhiều người. Duy trì mối quan hệ 1:1 từ cả hai phía một cách lâu dài. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ( 6 tháng / lần)
  • Khi có triệu chứng bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời. Đồng thời cần nghiêm túc chữa bệnh và đảm bảo thực hiện những biện pháp phòng bệnh đúng đắn.

Điều trị bệnh Chlamydia như thế nào?

Chlamydia là căn bệnh tình dục nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm vùng chậu, viêm bàng quang và có thể gây vô sinh. Tuy nhiên, Chlamydia có thể chữa được nếu có phương pháp điều trị hợp lý và có sự kiên trì từ phía người bệnh. 

Quy trình thực hiện điều trị bệnh Chlamydia bao gồm các bước cơ bản sau

  • Xét nghiệm: Bệnh nhân khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh sẽ được tiến hành lấy mẫu từ dịch cơ quan sinh dục, lấy mẫu máu và mẫu nước tiểu. Trải qua các bước xét nghiệm vật phẩm, các bác sĩ sẽ biết được loại bệnh cũng như mức độ của bệnh.

Sau khi làm xét nghiệm xong, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh với từng cá nhân.

  • Điều trị bệnh Chlamydia bằng kháng sinh phổ rộng. Thông thường, người bệnh chỉ cần điều trị trong vòng 5 – 10 ngày. Có một vài trường hợp, thời gian điều trị kháng sinh có thể mất 2 tuần.
  •  Không nên quan hệ tình dục trong thời gian chữa bệnh.

Sau khi điều trị bệnh Chlamydia, cơ thể không sinh ra kháng thể chống lại Chlamydia vì thế bạn vẫn có khả năng tái nhiễm. Chính vì vậy, quan hệ tình dục đúng cách và an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. 

Trên đây Dr HS đã cung cấp cho bạn những thông tin về căn bệnh Chlamydia. Nếu bạn nghi ngờ bản thân có mắc bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh kể trên thì hãy giữ tâm lý thoải mái và tới phòng khám có chuyên môn để thăm khám từ đó tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Đánh giá bài viết:
5/5

Giờ làm việc

8h30 - 19h30
Thứ 2 - Chủ nhật

Bài viết mới nhất

Đăng ký khám và tư vấn tại DrHs+

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký thành công!

Chúng tôi đã gửi thông tin xác nhận đến email của Quý khách, vui lòng kiểm tra trong hộp thư đến hoặc hộp thư spam.

Chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian sớm nhất.