Bệnh Chlamydia là bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, có ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe người bệnh mà còn có tác động tiêu cực lên tinh thần của người mắc cũng như những người xung quanh. Tuy nhiên, đến nay nhiều người vẫn còn khá xa lạ với khái niệm về bệnh Chlamydia và chưa biết cách điều trị bệnh đúng đắn. Hãy cùng phòng khám Da liễu Dr HS + tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1.Bệnh Chlamydia là bệnh gì?
Bệnh Chlamydia là một trong số những bệnh lây qua đường tình dục không an toàn. Do vi khuẩn gây bệnh là virus Chlamydia nên giới y học đã lấy tên loài vi khuẩn này đặt tên cho bệnh. Kích thước của vi khuẩn này là trung gian giữa vi khuẩn và virus.
Vi khuẩn Chlamydia có 3 loại chính, trong đó vi khuẩn gây bệnh ở người là phân loại Chlamydia Trachomatis.
2.Biểu hiện nhiễm bệnh Chlamydia ở nam giới
Cũng giống như các loại bệnh lây qua đường tình dục khác, bệnh Chlamydia lây nhiễm ở nam giới có các triệu chứng rõ rệt. Những triệu chứng như:
• Tiết dịch bất thường ở dương vật, dịch có màu vàng hoặc trắng và có kèm theo mùi hôi khó chịu.
• Khi đi tiểu có cảm giác nóng buốt dương vật, có thể tiểu ra máu tùy tình trạng bệnh của người mắc.
• Xuất hiện tình trạng sưng tinh hoàn, một hoặc hai bên tinh hoàn sưng đỏ và đau nhức. Kèm theo đó là tình trạng đầu dương vật sưng đỏ, đau khi quan hệ và thậm chí là đau trong sinh hoạt hằng ngày.
3.Biểu hiện mắc bệnh Chlamydia ở nữ giới.
Trong khi biểu hiện bệnh Chlamydia ở nam giới khá rõ ràng thì biểu hiện bệnh ở nữ giới lại dễ bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh phụ khoa thông thường.
Đau bụng có thể là một trong những dấu hiệu mắc Chlamydia ở nữ giới
Những triệu chứng mắc Chlamydia ở nữ giới bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng sau:
• Tiết dịch âm đạo bất thường. Thông thường, dịch âm đạo không màu hoặc có màu trắng cũng như có mùi đặc trưng. Tuy nhiên, nếu nữ giới mắc Chlamydia, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều bất thường, dịch có màu vàng và có mùi hôi.
• Ra máu và đau bụng bất thường dù không đến kỳ kinh.
• Khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, có thể bị tiểu bí, tiểu rắt. Đôi khi đi tiểu ra máu vì vi khuẩn Chlamydia làm tổn thương niệu đạo người bệnh.
• Có tới hơn 78% nữ giới bị lây bệnh Chlamydia từ bạn tình, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới lại thấp hơn rất nhiều. Lý do là do cấu trúc sinh học dạng mở của cơ quan sinh dục nữ, khiến cho vi khuẩn Chlamydia dễ xâm nhập và gây bệnh.
3. Làm thế nào để phòng tránh bệnh Chlamydia?
Làm thế nào để phòng tránh bệnh Chlamydia là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Về lý thuyết, cách phòng tránh bệnh Chlamydia cũng giống như cách phòng tránh những bệnh tình dục khác. Những biện pháp được bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm khuyên:
3.1. Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh
Đời sống tình dục lành mạnh có nghĩa là: sử dụng bao cao su khi quan hệ và duy trì mối quan hệ 1 : 1 an toàn. Việc xây dựng được đời sống tình dục lành mạnh có tác dụng ngăn sự lây truyền của bệnh và tìm ra nguyên nhân bệnh một cách dễ dàng. Thông qua đó, các bác sĩ có thể tiến hành đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Có nhiều cách để phòng tránh bệnh Chlamydia
3.2. Không sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân.
Đồ dùng sinh hoạt cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hay đồ lót đều có khả năng làm lây truyền bệnh Chlamydia. Vì vậy để phòng tránh bệnh Chlamydia, bạn không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
3.3. Thăm khám sức khỏe thường xuyên
Do bệnh Chlamydia không có những triệu chứng đặc trưng, vì thế rất dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa và nam khoa khắc. Chính vì vậy, để sớm phát hiện ra bệnh cũng như có cách điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên thăm khám thường xuyên và đều đặn. Theo các bác sĩ, bạn nên khám bệnh thường xuyên 6 tháng / lần.
Thời điểm thăm khám cần thiết: trước khi kết hôn và trước khi mang thai.
3.4. Không quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh
Vi khuẩn Chlamydia có thể xâm nhập qua các vết thương hở, thông qua quan hệ bằng miệng vi khuẩn này cũng có thể lây bệnh. Vì vậy, để bảo vệ cho bạn tình cũng như hạn chế sự lây nhiễm của chlamydia, bạn tuyệt đối không quan hệ khi đang mắc bệnh dù bằng bất cứ hình thức nào. Ngoài ra, bạn tình của bạn cũng nên xét nghiệm Chlamydia để đảm bảo an toàn cũng như tìm ra bệnh sớm nhất.
4.Cách điều trị bệnh Chlamydia hiệu quả
Những biến chứng của Chlamydia có thể bao gồm: viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm tinh hoàn từ đó dẫn đến các căn bệnh ung thư nguy hiểm. Hiện nay, bênh Chlamydia có thể chữa khỏi một cách dứt điểm. Tại phòng khám da liễu Dr HS +, các bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và lên phác đồ điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Xét nghiệm có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh
Quy trình thực hiện điều trị bệnh Chlamydia bao gồm các bước cơ bản sau
• Xét nghiệm: Bệnh nhân khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh sẽ được tiến hành lấy mẫu từ dịch cơ quan sinh dục, lấy mẫu máu và mẫu nước tiểu. Trải qua các bước xét nghiệm vật phẩm, các bác sĩ sẽ biết được loại bệnh cũng như mức độ của bệnh.
• Sau khi làm xét nghiệm xong, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh với từng cá nhân.
• Điều trị bệnh Chlamydia bằng kháng sinh phổ rộng. Thông thường, người bệnh chỉ cần điều trị trong vòng 5 – 10 ngày. Có một vài trường hợp, thời gian điều trị kháng sinh có thể mất 2 tuần
• Lời khuyên của các bác sĩ là không nên quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh chlamydia vì vi khuẩn chlamydia tuy đang suy yếu nhưng vẫn có khả năng lây lan sang cho bạn tình.
Trên đây là những thông tin về bệnh Chlamydia mà Phòng khám da liễu Dr HS + cung cấp. Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã có thể có thêm kiến thức về bệnh Chlamydia và có được biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả.