Hotline

083.323.8989

Bệnh ghẻ là gì và cách điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

Mục lục

Ghẻ là một loại bệnh dễ xuất hiện trong đời sống do côn trùng ký sinh trên da gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, thời tiết nóng bức và vi khuẩn sinh trưởng nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để người bệnh có thể chủ động tìm phương pháp điều trị bệnh ghẻ, Phòng khám da liễu Dr HS sẽ giải đáp một số thắc mắc bệnh ghẻ là gì qua bài viết sau đây.

Bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ là bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da có tên là Sarcoptes scabiei gây nên. Chúng thường xuất hiện khi thời tiết nắng nóng như mùa hè. Bệnh ghẻ tồn tại hơn 2500 năm, xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Đến nay ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 300 triệu trường hợp trên toàn thế giới bị ghẻ. Đặc biệt là những nơi dân cư đông đúc, nhà chật hẹp, thiếu nước sinh hoạt và kém phát triển. 

Ghẻ là bệnh ngoài da do côn trùng ký sinh trên da

Hiểu rõ về nguyên nhân của bệnh sẽ giúp đi tìm cách điều trị bệnh ghẻ đúng hướng hơn. Theo chia sẻ từ một số chuyên gia da liễu, bệnh ghẻ không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh, đồng thời giảm thiểu biến chứng như nhiễm trùng, chàm hóa hay viêm cầu thận cấp.

Bệnh ghẻ có lây không?

Bệnh ghẻ là 1 bệnh lây truyền mang tính chất gia đình. Nếu không may vì lý do nào đó, một thành viên trong nhà bị bệnh thì khả năng những người còn lại cũng sẽ dễ mắc bệnh ghẻ. Nguyên nhân có thể là bởi tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người bệnh. Trong một vài trường hợp, bệnh ghẻ bị lây do thói quen dùng chung quần áo, khăn tắm hoặc ga giường ngủ. 

Bệnh ghẻ có thể lây

Cách điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

Cách trị bệnh ghẻ tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Hiện nay, hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 – 7 ngày để chắc chắn điều trị dứt điểm bệnh ghẻ này.

Điều trị bệnh ghẻ cần phát hiện sớm

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ là phát hiện, điều trị sớm khi chưa có biến chứng. Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Điều trị một lúc tất cả những đối tượng bị ghẻ, kể cả thành viên sống chung với người bệnh.
  • Bôi thuốc liên tục 2 – 3 đêm liên tục vào buổi tối trư­ớc khi đi ngủ từ cổ đến chân sau đó mới đi tắm.
  • Hạn chế kỳ cọ, cạo gãi để tránh tình trạng viêm da hoặc nhiễm khuẩn.
  • Không sử dụng các loại thuốc bôi hại da như DDT, 666, Volphatox, lá cơi….
  • Bôi thuốc liên tục 10 đến 15 ngày theo dõi tiếp khoảng 2 tuần để xem trứng ghẻ mới có nở không
  • Điều trị bệnh ghẻ kết hợp với phòng bệnh chống lây lan bằng cách giặt, phơi quần áo, chăn màn, đồ dùng của người bệnh cách xa với đồ dùng của những thành viên khác trong nhà.
  • Cách ly người bệnh, không dùng chung quần áo, ngủ chung.

Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ

Trong trường hợp bị bệnh ghẻ đơn giản, bệnh nhân có thể bôi một số loại thuốc như:

  • Dung dịch DEP: bôi dung dịch DEP ngày 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên không nên sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh ghẻ cho trẻ sơ sinh và bộ phận sinh dục.
  • Lindane: Mỗi tuần, bệnh nhân xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống khoảng 2 lần sau khi tắm 8 – 12 giờ. Loại thuốc này tương tự như dung dịch DEP không dùng cho trẻ nhỏ bị ghẻ vì nó kích thích thần kinh.
  • Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate): Bệnh nhân nên bôi hoặc xịt mỗi ngày 2 lần để điều trị bệnh ghẻ.
  • Eurax (crotamintan) 10%: Cứ 6-10 giờ, bệnh nhân bôi thuốc một lần. Thuốc có tác dụng chống ngứa, diệt cái ghẻ và an toàn cho da nên có thể dùng ở bộ phận sinh dục. Trẻ sơ sinh bôi thuốc eurax điều trị ghẻ không bị ảnh hưởng.
  • Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc điều trị ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Trường hợp, bệnh nhân bị ghẻ vảy, hãy kết hợp uống Ivermectin với thuốc bôi ngoài da tại chỗ. Hầu hết phương pháp này đều hiệu quả cho mọi tình trạng. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi hay ít hơn 15kg không nên áp dụng cách điều trị bằng ivermectin. Hãy đưa bé tới gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

Nếu mắc bệnh ghẻ bội nhiễm, viêm da, chàm hóa, bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh kèm thêm steroid, vitamin B1, C, oxit kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch milian và tím metyl 1% để ngăn ngừa biến chứng trong liệu trình điều trị bệnh ghẻ. 

Trên đây, Phòng khám da liễu Dr HS đã giúp bạn làm rõ bệnh ghẻ là gì và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả. Nếu có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề da, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được bác sĩ giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
5/5

Giờ làm việc

8h30 - 19h30
Thứ 2 - Chủ nhật

Bài viết mới nhất

Đăng ký khám và tư vấn tại DrHs+

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký thành công!

Chúng tôi đã gửi thông tin xác nhận đến email của Quý khách, vui lòng kiểm tra trong hộp thư đến hoặc hộp thư spam.

Chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian sớm nhất.