Bên cạnh lậu và HIV, Giang mai là một trong số những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất. Bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và đe dọa đến tính mạng. Vậy bệnh giang mai là gì? Triệu chứng bệnh cũng như làm thế nào để phòng tránh bệnh giang mai? Các bác sĩ của Phòng khám Da liễu Dr Hs sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp những câu hỏi trên.
Giang mai là bệnh gì?
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có các chương trình phổ cập về sức khỏe tình dục, vì vậy Giang mai không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này xâm nhập trực tiếp vào cơ thể và gây tổn hại đến sức khỏe đặc biệt là chức năng sinh sản.
Theo các chuyên gia, nữ giới dễ bị mắc bệnh giang mai hơn nam giới do cấu tạo bộ phận sinh dục. Bệnh giang mai nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể khiến tổn thương cơ quan sinh dục, gây phát ban. Một vài trường hợp nặng có thể dẫn đến tổn thương nội tạng.
Nguyên nhân của bệnh giang mai đến từ đâu?
Nguyên nhân lây truyền của xoắn khuẩn này xuất phát từ:
- Quan hệ tình dục không an toàn. Việc quan hệ bằng đường âm đạo, bằng hậu môn hay miệng đều có thể làm lây truyền xoắn khuẩn này. Không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn gây bệnh giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể.
- Tiếp xúc với nguồn bệnh qua các vết xước trên da và niêm mạc.
- Giang mai cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu
Triệu chứng bệnh giang mai
Tùy theo mức độ và thời kỳ bệnh, mà người mắc giang mai cũng có các triệu chứng khác nhau. Thông thường, các triệu chứng đầu tiên của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện ngay sau khi lây nhiễm khoảng vài ngày. Ở từng thời kỳ khác nhau, các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau.
Thời kỳ 1
Trong thời gian này, triệu chứng có thể thấy rõ nhất là nổi săng giang mai và hạch.
Săng giang mai là một vết trợt nông không nổi lên, có hình tròn hay bầu dục. Săng thường được tìm thấy ở niêm mạc sinh dục như môi bé, môi lớn (ở nữ giới) và bao quy đầu (ở nam giới)
Sau khi có săng từ 5 – 6 ngày sẽ nổi hạch. Hạch giang mai sẽ nổi ở vùng bẹn, nổi thành chùm. Trong đó có một hạch lớn thường gọi là hạch chúa.
Thời kỳ 2
Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 – 3 năm. Xoắn khuẩn giang mai khiến người bệnh gặp các triệu chứng như:
- Dễ bị tổn thương da và niêm mạc nhưng không để lại sẹo
- Nóng sốt và nổi hạch do nhiễm trùng huyết
- Sẩn giang mai ở cơ quan sinh dục và vùng hậu môn.
Thời kỳ 3
Giai đoạn cuối của bệnh xuất hiện sau 5 năm hay thậm chí là 10 năm sau khi nổi săng ở giai đoạn đầu. Lúc này săng ko xuất hiện ở niêm mạc nữa mà đã xâm nhập vào cơ quan nội tạng. Người bệnh xuất hiện các gôm ở da, xương, thần kinh và nội tạng.
Theo các bác sĩ, khi đã đến giai đoạn 3, người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập vào sâu nội tạng.
Thông thường, các triệu chứng của giang mai không quá rõ ràng, có thể nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Đặc biệt ở giữa các thời kỳ người bệnh sẽ không thấy triệu chứng. Vì vậy để phát hiện ra giang mai bệnh nhân nên xét nghiệm huyết thanh cho chắc chắn.
Làm thế nào phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả
Cũng như nhiều căn bệnh tình dục khác, con đường lây truyền của giang mai phần lớn tới từ việc quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy biện pháp có thể phòng tránh tốt nhất bệnh này là đảm bảo quan hệ tình dục an toàn:
- Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ
- Duy trì mối quan hệ 1 : 1 an toàn
Để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, mọi người nên đi thăm khám đều đặn. Hoặc sau khi quan hệ tình dục không an toàn cơ thể xuất hiện những triệu chứng bệnh giang mai như nêu trên thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định có bị bệnh hay không ngay lập tức. Khi bị bệnh tuyệt đối không được tự chữa tại nhà.
Điều trị bệnh giang mai
Giang mai để càng lâu, hậu quả càng nặng nề có thể ảnh hưởng đến tim, mạch máu, não,… và tăng cơ hội lây nhiễm HV. Thời gian dài, nó có thể khiến các cơ quan trong cơ thể bị hư hỏng và thậm chí là tử vong.
Điều trị giang mai càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao. Thông thường, điều trị giang mai ở giai đoạn sớm chủ yếu là dùng kháng sinh đặc hiệu. Nguyên tắc khi điều trị bệnh là cần tuyệt đối tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể dùng phương pháp tự cân bằng để trị bệnh. Miễn dịch được đánh giá là hiệu quả để điều trị giang mai. Phương pháp này vừa giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn vừa phục hồi những bộ phận bị tổn thương và chức năng sinh lý đã bị ảnh hưởng trước đó.
Trong trường hợp người nữ mắc bệnh giang mai và có kế hoạch sinh con thì cần điều trị khỏi bệnh trước. Giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vì thế, nếu có em bé thai rồi mới phát hiện bệnh thì cần phải theo dõi chặt chẽ và thực hiện nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ. Nên chọn hình thức sinh mổ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.
Trên đây, phòng khám Da liễu Dr HS đã cùng bạn tìm hiểu về bệnh giang mai. Để có được sức khỏe tình dục tốt nhất, bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến các cơ sở uy tín thăm khám để được chẩn đoán một cách tốt nhất nhé.