Rụng tóc là một tình trạng dễ gặp có thể tăng nguy cơ hói đầu, khiến chúng ta trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Tuy nhiên, để biết đó có phải là bệnh rụng tóc hay không thì cần quan sát, kiểm tra tại những cơ sở uy tín. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc điều trị bệnh rụng tóc, Phòng khám da liễu Dr HS sẽ chỉ ra nguyên nhân và giới thiệu một số phương pháp cho bạn đọc tham khảo.
Bệnh rụng tóc là bệnh gì?
Mỗi sợi tóc có thời gian sống từ 8 tháng đến 5 năm rồi rụng đi để tóc mới mọc lên. Bởi vậy, hiện tượng rụng tóc cũng khá bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày, lượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi hoặc tóc con mọc ít khiến lộ mảng da đầu thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh rụng tóc nhiều.
Nguyên nhân tóc rụng nhiều do đâu?
Bệnh rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến tóc rụng nhiều.
Di truyền
Rụng tóc kiểu hói Androgenetic là một rối loạn di truyền phụ thuộc liên quan đến nội tiết tố androgen (androgenetic alopecia) và sự gia tăng bất thường của enzyme 5 alpha-reductase trong cơ thể. Dạng rụng tóc kiểu hói này có thể ảnh hưởng đến đa số cả nam và nữ giới.
Tuổi tác
Khi bạn càng lớn tuổi, sự phát triển của tóc cũng sẽ dần chậm lại. Tại một số thời điểm, tóc con thậm chí còn không mọc khiến lượng tóc mỏng và thưa hơn. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng hói một mảng hoặc toàn bộ da đầu.
Rối loạn nội tiết tố và một số bệnh lý
Thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con, mãn kinh … là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng vĩnh viễn hoặc tạm thời. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây rụng tóc như: bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch hay nhiễm trùng da đầu gây ra bởi nấm …
Sử dụng thuốc
Theo chia sẻ từ bác sĩ, một số loại thuốc điều trị ung thư, chống đông máu, hạ đường huyết…có thể gây ra tác dụng phụ. Biểu hiện rõ nhất là lượng tóc rụng nhiều bất thường. Tình trạng này có thể phục hồi sau thời gian dùng thuốc. Do đó, bạn không nên quá lo lắng và căng thẳng sẽ làm tóc rụng nhiều hơn.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu cho tóc
Để tóc phát triển và mọc nhiều tóc con, cơ thể cần phải có đủ vitamin, khoáng chất như biotin (vitamin B7), sắt, kẽm …. Tuy nhiên, nếu không nạp đủ, tóc sẽ rụng, yếu, mỏng và xơ nên rất dễ rụng. Ngoài ra, việc nhuộm tóc, thay đổi kiểu tóc thường xuyên … cũng là những nguyên nhân khiến tóc yếu và rụng nhiều.
Cách điều trị rụng tóc hiệu quả
Với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh rụng tóc. Dưới đây là một số cách được Phòng khám da liễu Dr HS áp dụng cho bệnh nhân.
3.1. Sử dụng thuốc
Trên thực tế, bạn có thể sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của bệnh rụng tóc. Nguyên tắc là gây ức chế hệ miễn dịch của người bệnh và hỗ trợ giảm viêm. Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyến cáo mọi người sử dụng trong ít nhất 3 tháng để đạt hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh rụng tóc nhiều gây ra do yếu tố di truyền.
- Minoxidil (biệt dược Rogaine): Đây là một loại thuốc không kê đơn được phê duyệt trong điều trị rụng tóc nam và nữ. Thuốc ở dưới dạng chất lỏng hoặc bọt, bôi lên da đầu hàng ngày. Lúc đầu, thuốc có thể khiến bạn rụng tóc. Tóc mới có thể ngắn và mỏng hơn tóc cũ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần kiên trì ít nhất 6 tháng điều trị để ngăn ngừa rụng tóc và để tóc bắt đầu mọc lại. Bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc Minoxidil để duy trì lợi ích chữa rụng tóc
Điều trị bệnh rụng tóc bằng thuốc
- Finasteride (biệt dược Propecia): Đây là một thuốc cần được bác sĩ kê đơn, được phê duyệt dành cho trường hợp rụng tóc nam. Dạng dùng của thuốc là dạng viên. Finasteride có tác dụng làm tóc rụng chậm hơn với phần lớn nam giới, thậm chí một số người còn nhận thấy có sự kích thích mọc tóc mới. Thuốc này có thể không mang lại hiệu quả rõ rệt cho nam giới trên 60 tuổi. Bệnh nhân cần dùng thuốc Finasteride liên tục để duy trì lợi ích chữa rụng tóc
- Các loại thuốc khác tùy trường hợp: Đối với nam giới bị rụng tóc, thuốc uống dutasteride là một lựa chọn phù hợp. Phụ nữ mắc bệnh rụng tóc, điều trị với thuốc tránh thai và spironolactone có thể ngăn ngừa rụng tóc.
3.2. Phẫu thuật cấy tóc
Trong trường hợp mắc bệnh rụng tóc vĩnh viễn, phần đỉnh đầu sẽ bị ảnh hưởng. Bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng kỹ thuật cấy tóc dựa trên những phần tóc còn lại. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy những mảng da đầu nhỏ ở phía sau hoặc quanh đầu. Mỗi mảng chứa từ một đến vài sợi tóc rồi cấy nang tóc vào phần hói ở đỉnh đầu. Sau khi cấy ghép, bác sĩ sẽ dùng Minoxidil để giảm thiểu tình trạng rụng tóc.
Tùy cơ địa da mỗi người, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật cấy tóc nhiều lần mới đạt hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp này khá tốn kém và gây đau, thậm chí để lại sẹo nên bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi trị liệu.
3.3. Liệu pháp laser
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt liệu pháp sử dụng laser để chữa bệnh rụng tóc do di truyền ở nam và nữ. Một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng, phương pháp này giúp cải thiện mật độ tóc. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng về lâu dài.
Trên đây, Phòng khám da liễu Dr HS đã chia sẻ nguyên nhân và cách điều trị bệnh rụng tóc. Nếu bạn đang cảm thấy tóc thưa và yếu dần đi, hãy đến trực tiếp phòng khám để bác sĩ kiểm tra. Đồng thời tư vấn liệu trình phù hợp giúp tóc phục hồi nhanh nhất.
tóc