Bệnh thủy đậu có được tắm không là câu hỏi mà các bác sĩ nhận được nhiều nhất từ bệnh nhân đang mắc bệnh thủy đậu. Để giúp bệnh nhân giải đáp được những băn khoăn, các chuyên gia của Phòng khám da liễu Dr HS đã có những giải thích rất chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bệnh thủy đậu là gì?
Để trả lời câu hỏi bệnh thủy đậu có được tắm không, trước tiên cần hiểu đúng đắn về loại này. Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học.
Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh – là khoảng 2-3 tuần.
Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l – 3mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.
Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rộp sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo. Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.
Bệnh thủy đậu có được tắm không?
Người bệnh mắc thủy đậu cần phải kiêng khem và chăm sóc cơ thể đúng cách thì có thể tránh nguy cơ để lại sẹo. Trong quan niệm của cha ông ta ngày xưa, khi mắc bệnh thủy đậu hoặc con cái mắc bệnh này, các cha mẹ thường được nhiều người khuyên rằng nên kiêng nước, không được tắm và chớ nằm quạt. Bởi việc tắm tiếp xúc với nước sẽ ảnh hưởng tới các nốt thủy đậu và dễ khiến người bệnh nhiễm hàn.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Theo các bác sĩ, việc vệ sinh da đóng vai trò hết sức quan trọng và cách thực hiện đúng cách để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thủy đậu là bệnh gây ra bởi virus với đặc trưng là các ban dạng phỏng nước mọc khắp cơ thể gây ửng đỏ, ngứa rát. Vì thế, nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ và kiêng tắm sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến bội nhiễm bởi vi khuẩn.
Đặc biệt, có nhiều trường hợp vì bố mẹ kiêng tắm, ủ ấm cho con để tránh gió mà gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé. Nhiều trẻ phải nhập viện do mụn nước vỡ mà không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến bội nhiễm. Hỏi ra mới biết là do trẻ được quấn kín người và kiêng tắm, kiêng nước để tránh gió.
Như vậy, bạn đã hoàn toàn trả lời được cho câu hỏi thủy đậu có được tắm không?
Người bị bệnh thủy đậu cần biết cách vệ sinh cơ thể đúng
Cách tắm phù hợp dành cho người bị thủy đậu
Người mắc bệnh thủy đậu nên tắm nhằm vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên cần phải tắm đúng cách thì mới đảm bảo an toàn và hỗ trợ quá trình phục hồi một cách tốt nhất. Dưới đây là cách tắm đúng được các chuyên gia của Phòng khám da liễu Dr HS khuyên dùng.
- Thời gian tắm cho phép của người mắc bệnh thủy đậu là từ 5 đến 10 phút
- Tắm nhẹ nhàng, không được chà sát mạnh hoặc gãi để tránh làm vỡ mụn nước, các nốt phỏng trên da nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn
- Các chuyên gia cũng khuyến cáo, chỉ nên tắm bằng nước muối pha loãng hoặc dùng xà phòng lành tính làm sạch da, xoa dịu cơn ngứa
- Làm khô da bằng khăn mềm ngay sau khi tắm. Nhẹ nhàng thấm khô nước, không nên lau mạnh để tránh làm vỡ mụn nước
- Vệ sinh bồn tắm, phòng tắm trước và sau khi tắm để tránh lây bệnh cho người khác
- Nên thường xuyên để ý đến các nốt phỏng nước, nếu thấy chúng chuyển từ trong sang đục thì chắc chắn đã gặp tình trạng bội nhiễm có vi khuẩn.
Trên đây là những thông tin cơ bản và lời giải đáp cho câu hỏi thủy đậu có được tắm không. Người khi mắc bệnh thủy đậu không cần kiêng tắm nhưng cần phải có những hiểu biết cơ bản và cách tắm sao cho đúng nhằm tránh gặp tình trạng bội nhiễm có vi khuẩn. Để có phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng là không để lại sẹo, bạn đọc có thể liên hệ đến với các chuyên gia của Phòng khám da liễu Dr HS để được tư vấn kịp thời.