Bệnh tổ đỉa là một vấn đề da liễu thường gặp có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng những nốt mụn nước mọc trên da trông rất xấu, khiến nhiều người e ngại, tự ti. Vậy bệnh tổ đỉa có lây không? Điều trị bằng cách nào? Hãy cùng Phòng khám da liễu Dr HS tìm hiểu nguyên nhân và những vấn đề xoay quanh bệnh tổ đỉa qua bài viết sau đây.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là một bệnh thuộc viêm da cơ địa thường xuất hiện rất nhiều mụn nước ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân. Nốt mụn có thể phồng rộp và chứa dịch bên trong. Nếu không cẩn thận rất dễ bị vỡ, thậm chí là lan tới các vùng da khác trên cơ thể. Theo thời gian, bệnh tổ đỉa càng tiến triển nhanh, các nốt mụn mới đầu kích thước nhỏ sẽ dần dần to lên. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát và ngứa ngáy, khó chịu. Những vết mụn vỡ chứa dịch khi không vệ sinh cẩn thận có thể bị nhiễm trùng da.
Nhìn một cách trực quan, các nốt mụn xuất hiện do bệnh tổ đỉa thường mọc thành từng đám, nhô lên hẳn da nên nhìn rất sợ. Không chỉ làm mất thẩm mỹ cho vùng da mà còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống, giao tiếp hằng ngày của con người.
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa
Theo chia sẻ từ các bác sĩ làm việc tại Phòng khám da liễu Dr HS, bệnh tổ đỉa được gây ra bởi một số nguyên nhân sau:
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị viêm da cơ địa bẩm sinh thì khả năng bạn mắc bệnh tổ đỉa sẽ rất cao.
- Người gặp rối loạn thần kinh giao cảm hoặc cơ địa dễ bị dị ứng nguy cơ có thể mắc bệnh tổ đỉa
- Điều kiện môi trường làm việc khắc nghiệt, tiếp xúc với hóa chất dễ gặp các vấn đề về da, bao gồm cả bệnh tổ đỉa.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa trên da.
Các loại bệnh tổ đỉa thường gặp
Dựa vào tình trạng các nốt mụn, bệnh tổ đỉa có thể phân chia thành các loại sau:
- Bệnh tổ đỉa thể đơn giản: Các nốt mụn kích thước nhỏ, thường gây ngứa và xuất hiện ở khu vực lòng bàn tay, thậm chí có dấu hiệu lan rộng dần lên.
Phân loại bệnh tổ đỉa thường gặp
- Bệnh tổ đỉa nhiễm khuẩn: Tình trạng bệnh nguy hiểm khi xuất hiện các nốt mụn to và chứa mủ ở bên trong.
- Bệnh tổ đỉa dạng bọng nước: Trường hợp phổ biến thường gặp với biểu hiện ban đầu là các nốt mụn nhỏ có chứa dịch nước bên trong, rất dễ vỡ.
- Bệnh tổ đỉa thể khô: Tuy các nốt mụn mọc thành từng đám ở dạng khô, không chứa nước nhưng lại rất ngứa và có hiện tượng tróc vảy da.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Một số người mắc bệnh tổ đỉa thấy các nốt mụn chứa dịch hoặc mủ ở bên trong nên thường rất lo ngại. Phần lớn cho rằng tiếp xúc dịch bị vỡ có thể bị lây bệnh. Vậy quan điểm này liệu có chính xác? Bệnh tổ đỉa có lây không?
Theo bác sĩ của phòng khám Dr HS, bệnh tổ đỉa là vấn đề liên quan đến cơ địa từng người. Các nốt mụn có thể lây lan sang các vùng da khác nhau trên cùng 1 cơ thể. Tuy nhiên, bệnh không lây từ cá thể này sang cá thể khác. Kể cả khi mụn nước vỡ ra, người đối diện tiếp xúc với vùng da bị bệnh cũng không thấy ngứa hay có dấu hiệu phát bệnh.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa
Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi “Bệnh tổ đỉa có lây không?”, chúng ta có thể yên tâm khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân. Để hạn chế sự lây lan sang vùng da xung quanh, bạn hãy áp dụng cách điều trị sau đây:
- Bôi thuốc tím vào vùng da bị bệnh tổ đỉa theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu
- Sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn cho nốt mụn đã bị vỡ hoặc nhiễm trùng
- Tránh tự ý chích vỡ mụn tổ đỉa bọc nước mà nên để bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm, tay nghề giỏi thực hiện
- Trong trường hợp bệnh tổ đỉa nghiêm trọng, gây ngứa rát, khó chịu, hãy tới cơ sở y tế hoặc phòng khám da liễu uy tín để kiểm tra
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, chống viêm khi cơ thể có sẵn tiền sử bệnh nền hoặc đang điều trị, mang thai.
Trên đây, Phòng khám da liễu Dr HS đã giúp bạn làm rõ vấn đề bệnh tổ đỉa có lây không. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể yên tâm khi chăm sóc bệnh nhân, đồng thời tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu đang gặp vấn đề về da liễu, hãy liên hệ tới số hotline để tư vấn và đăng ký lịch khám nhanh nhất.