Hotline

083.323.8989

Bệnh vẩy nến – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mục lục

Bệnh vẩy nến là loại bệnh mãn tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thời gian bùng phát cũng như thời gian thoái lui nhanh. Ở bài viết dưới đây, Phòng khám Da liễu Dr Hs sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh vẩy nến chuẩn, hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng bệnh vẩy nến có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Nghĩa là trong cơ thể bệnh nhân chứa các tế bào lympho T gây nhầm lẫn với các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công. Một số nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến có thể kể đến như:
• Do di truyền với kiểu khởi phát sớm (16-22 tuổi) hoặc muộn (5•7-60 tuổi)
• Do yếu tố ngoại sinh: phẫu thuật, chấn thương, căng thẳng stress kéo dài, nhiễm trùng da, bỏng nắng, sử dụng thuốc (corticosteroid, beta blockers,…) trong thời gian dài,…

Nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến

2. Triệu chứng bệnh vẩy nến

Triệu chứng của bệnh vảy nến thường là xuất hiện những vết đỏ, mảng dày được bao phủ bởi các vảy trắng bạc bám vào, đặc biệt ở các vị trí đầu gối, khuỷu tay hoặc vùng dưới lưng. Cụ thể:
• Vảy nến mụn mủ thường xuất hiện các vết mụn mủ ở vùng da tay và chân
• Vảy nến móng tay/chân thường xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.
• Vảy nến thể giọt với dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, đặc biệt ở trẻ em nhiễm streptococci bị viêm họng
• Viêm khớp vảy nến với vết sưng ở các khớp hoặc xương sống, đầu gối
• Vảy nến da đầu với những mảng da dày màu trắng bạc phủ kín đầu.
• Vảy nến nếp gấp (hay còn được biết đến là vảy nến đảo ngược) xuất hiện tổn thương ở những vị trí da có nhiềunếp gấp như: nách, khuỷu tay/chân, mông,..

Triệu chứng của bệnh vẩy nến

3. Cách điều trị bệnh vảy nến

Muốn chữa trị bệnh vảy nến tốt thì cần phải ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào da, đặc biệt là loại bỏ những vùng da có vảy. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh vẩy nến bạn có thể lưu tâm:
• Điều trị tại chỗ: áp dụng với những trường hợp nhẹ hoặc trung bình. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kèm theo một số loại thuốc thoa như: corticosteroid, anthralin, hắc ín, ức chế calcineurin, retinoid, dẫn xuất vitamin D3, acid salicylic.
• Điều trị toàn thân: áp dụng cho các trường nặng hơn với một số loại thuốc được chỉ định như: cyclosporine, methotrexate hay sulfasalazine.
• Quang trị liệu: sử dụng tia sáng (UVA, UVB, laser) tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào, tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị vẩy nến
• Dùng thuốc sinh học để làm ức chế các thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch

Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến

Nhìn chung, hiệu quả chữa bệnh vảy nến còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh hay cách áp dụng phương pháp điều trị…. Do đó, nếu có thể, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán và kiểm soát tốt bệnh.

4. Phòng ngừa bệnh vẩy nến như thế nào?

• Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tắm giặt hàng ngày
• Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất thiết yếu vào bữa ăn hằng ngày. Lời khuyên dành cho bạn là hãy ăn thật nhiều rau, củ, quả và uống nước thường xuyên để da được cung cấp đủ độ ẩm và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.
• Nghỉ ngơi hợp lý và đẩy lùi stress căng thẳng, thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động thay vì làm việc quá sức
• Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Trường hợp không tránh được thì hãy trang bị cho mình đầy đủ đồ bảo hộ để không bị nhiễm độc làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến.

Xây dựng chế độ sống lành mạnh giúp đẩy lùi bệnh vẩy nến

Tóm lại, bệnh vẩy nến tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại là bệnh ngoài da khiến người bệnh vô cùng khó chịu, không thoải mái. Việc phòng ngừa bệnh ngay từ đầu là điều nên làm! Hy vọng, phòng khám Da liễu Dr Hs + đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh vẩy nến.

Đánh giá bài viết:
5/5

Giờ làm việc

8h30 - 19h30
Thứ 2 - Chủ nhật

Bài viết mới nhất

Đăng ký khám và tư vấn tại DrHs+

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký thành công!

Chúng tôi đã gửi thông tin xác nhận đến email của Quý khách, vui lòng kiểm tra trong hộp thư đến hoặc hộp thư spam.

Chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian sớm nhất.