Hotline

083.323.8989

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá cần biết

Mục lục

Bệnh vảy cá có tính di truyền và thường xuất hiện từ khi trẻ mới chào đời. Việc phát hiện sớm giúp ngăn chặn bệnh chuyển biến sang tình trạng tổn thương nặng hơn. Để bệnh nhân có thể nhận biết, Phòng khám da liễu Dr HS xin chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá phổ biến cho bạn lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá

Trong mỗi giai đoạn, bệnh vảy cá sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Trường hợp nhẹ, tình trạng da khô và nứt nhẹ như vảy cá trên bề mặt giúp bạn dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mới, nặng hơn, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng rõ rệt như:

  • Da khô và sờ vào cảm giác thô ráp, sần sùi
  • Vùng da bị tổn thương xuất hiện các mảng vảy dày, màu trắng bạc hoặc nâu sậm.
  • Da khô nhưng không có hiện tụ mủ hay chảy nước
  • Lớp thượng bì da thường nứt ra giống hình dạng vảy cá
  • Tổn thương chỉ tập trung ở phần thượng bì và không ảnh hưởng hay tác động gì đến niêm mạc
  • Triệu chứng có tính đối xứng và thường xuất hiện ở mặt duỗi của các chi
  • Một số trường hợp dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá có thể xuất hiện tổn thương da ở kẽ tay, kẽ chân, bẹn , nách, da đầu, lòng bàn tay, bàn chân…

Ngoài các triệu chứng trên, nếu mắc bệnh vảy da, bạn cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu khác. Chẳng hạn lông ít, móng tay, móng chân rất dễ gãy, lượng mồ hôi tiết ra ít và tóc thưa, khô xơ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá

Triệu chứng bệnh vảy cá được chia thành 3 hình thái lâm sàng bao gồm:

  • Vảy da màu đen bẩn (Ichthyosis nigricans)
  • Vảy da dày và xù như lông nhím (Ichthyosis hystrix)
  • Vảy da như vảy rắn (Ichthyosis serpentine)

Trong 3 giai đoạn trên, hình thái vảy da dày và xù như lông nhím (Ichthyosis hystrix) được đánh giá là nặng nhất. Hình thái này thường xuất hiện ở những trường hợp bệnh phát triển từ trong bào thai.

Bệnh vảy cá có lây và chữa được không?

Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá khá rõ ràng. Nguyên nhân mắc bệnh vảy cá là do di truyền và một số yếu tố bất thường trong cấu trúc da. Vì vậy, khi tiết xúc qua da sẽ không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh lý này có nguy cơ di truyền cao từ cha mẹ sang con. Bạn không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Thay vào đó, chỉ có thể sử dụng một số phương pháp trị liệu để làm giảm triệu chứng, cũng như ngăn chặn sự phát triển của bệnh sang giai đoạn mới. 

Bệnh vảy cá không thể trị dứt điểm hoàn toàn

Trên thực tế, phần lớn các trường hợp mắc bệnh vảy cá đều khá lành tính. Nếu tuân thủ phương pháp, hướng dẫn trị liệu của bác sĩ da liễu, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt. Thậm chí là giảm hẳn những tổn thương, tình trạng khô, nứt đóng vảy trên da.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy cá

Bệnh vảy cá khá lành tính và hầu hết đều có hiệu quả tích cực với các phương pháp điều trị. Khi phát hiện ra những dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá cần có những phương pháp can thiệp kịp thời để bệnh không trở nặng hơn. Trước tiên bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc bôi ngoài da để loại bỏ các tế bào chết tích tụ. Chỉ khi tình trạng đáp ứng kém với thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ mới chỉ định thuốc uống và tiêm.

  • Thuốc điều trị tại chỗ

Để làm bong các vảy tế bào chết trên bề mặt da, bác sĩ có thể yêu cầu bạn pha nước tắm với thuốc tím hoặc bicarbonat natri. Các dung dịch này còn có khả năng làm mềm da và giảm tình trạng nứt nẻ. 

Điều trị bệnh vảy cá tại chỗ bằng thuốc bôi

Bên cạnh đó, bôi thuốc mỡ chứa acid salicylic có nồng độ từ 2 – 3% để bạt sừng và giảm tình trạng bong vảy. Việc dùng thuốc bôi chứa vitamin A giúp bạn điều tiết quá trình tăng sinh tế bào sừng và loại bỏ các vảy bong tích tụ trên da. Một số trường hợp còn được yêu cầu tắm hơi ở nhiệt độ cao (khoảng 60 độ C) nhằm kích thích cơ thể tiết mồ hôi và làm giảm tình trạng da khô đặc trưng của bệnh lý này.

  • Thuốc uống/tiêm

Nếu tổn thương da diễn ra trên diện rộng hoặc đáp ứng kém với các biện pháp điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc uống hoặc tiêm để kiểm soát bệnh.

– Vitamin A uống/ tiêm: Loại thuốc này có tác dụng hạn chế quá trình tăng sinh tế bào da, từ đó làm giảm các tế bào chết tích tụ. Tuy nhiên vitamin A có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ.

– Vitamin E: Vitamin E có vai trò giữ ẩm và tăng sinh collagen cho làn da. Bổ sung viên uống chứa thành phần này có khả năng làm mềm và giảm khô da ở bệnh nhân bị vảy cá.

Trên đây, Phòng khám da liễu Dr HS đã chỉ ra các dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá thường gặp. Đồng thời chia sẻ một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Nếu đang gặp vấn đề hoặc mắc các bệnh lý về da, hãy tới phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và lên phương pháp điều trị phù hợp.

Đánh giá bài viết:
5/5

Giờ làm việc

8h30 - 19h30
Thứ 2 - Chủ nhật

Bài viết mới nhất

Đăng ký khám và tư vấn tại DrHs+

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký thành công!

Chúng tôi đã gửi thông tin xác nhận đến email của Quý khách, vui lòng kiểm tra trong hộp thư đến hoặc hộp thư spam.

Chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian sớm nhất.