Mụn cơm là một vấn đề về da mà rất nhiều người gặp phải. Nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến cho da trở nên mất thẩm mỹ. Bài viết dưới đây phòng khám Dr HS sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản và mách cho bạn các mẹo điều trị mụn cơm dễ dàng được nhiều người sử dụng.
Mụn cơm là gì?
Mụn cơm còn có một tên gọi khác là mụn cóc. Mụn là dạng tăng cao của da tạo thành nốt sùi nhỏ lành tính trên da do virus HPV-papilloma gây ra. Không giống như các bệnh về mắt khác, mụn cơm có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể như tay, chân, hay cũng có thể quanh mặt, quanh mắt. Mụn có màu trắng hoặc hơi đục, sờ có cảm giác thô ráp và không đau.
Mụn cơm có đặc điểm lành tính, không gây đau. Mụn chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Phía trên các nốt mụn sẽ có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là những mao mạch bị huyết khối.
Nguyên nhân hình thành mụn cơm
Trước khi đi tìm hiểu về mẹo điều trị mụn cơm, bạn đọc cần nắm được về những nguyên nhân của vấn đề này.
Nguyên nhân gây ra mụn cóc được tìm thấy là virus Human Papillomavirus hay gọi tắt là HPV. Loại virus này làm tăng khả năng sản sinh tế bào trên bề mặt của da. Mụn cơm là bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc, mụn xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cơ thể, tùy vào vị trí xuất hiện của chúng mà sẽ có những nguyên nhân nhiễm bệnh khác nhau. Nhiễm virus HPV dẫn đến sự tăng trưởng quá mức và nhanh chóng của keratin, một loại protein cứng trên bề mặt da. Điều này dẫn đến các tăng trưởng da và mụn cóc.
Mụn cóc sinh dục thường lây lan thông qua việc quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ thông qua đường hậu môn hoặc các tiếp xúc da ở bộ phận sinh dục khác. Bên cạnh đó, một số loại virus HPV có thể lây lan thông qua đường hô hấp và quan hệ bằng miệng.
Đối với phụ nữ mang thai và nhiễm virus HPV ở đường sinh duc, điều này có thể lây nhiễm qua em bé trong quá trình sinh nở. Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, tình trạng này có thể dẫn đến các tăng trưởng không ung thư bên trong thanh quản của bé.
Mẹo điều trị mụn cơm hiệu quả
Dùng lá tía tô
Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả rất tốt. Bạn cần lấy một chiếc khăn sạch, dùng nước ấm lau chỗ có mụn, vệ sinh thật sạch vùng da đó. Mục đích là để khi sử dụng dung dịch từ lá sẽ thấm vào mụn cơm một cách nhanh chóng nhất.
Tiếp theo, cần sử sạch lá tía tô đã bỏ cuống, sau đó giã nát hoặc vò nát rồi đắp vào vùng da có mụn cơm. Sau đó, cần sử dụng vải sạch cố định chỗ đắp lá. Thực hiện phương pháp này trong vài tuần sẽ thấy được hiệu quả. Miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian cũng sẽ biến mất.
Mẹo điều trị mụn cơm – dùng tỏi
Bạn cần chuẩn bị một nhánh tỏi tươi, cắt ra thành nhiều lát, sau đó chà lên vùng da đang bị mụn cơm, sao cho nước tỏi ngấm lên mụn cơm càng nhiều càng tốt. Hoặc bạn có thể đắp trực tiếp nhánh tỏi đã được cắt lát lên vùng da có mụn cơm, tuy nhiên không để lâu quá 10 phút, bởi sự nóng của tỏi có thể làm da bạn bị rộp.
Bạn nên sử dụng phương pháp này từ 1 đến 2 lần/ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất. Một lưu ý nhỏ trong quá trình điều trị đó là tránh tiếp xúc với nước.
Dùng đu đủ xanh
Đu đủ xanh cũng là một trong những mẹo điều trị mụn cơm thường được áp dụng. Cắt những vết cắt cạn trên vỏ một trái đu đủ xanh, sẽ thấy nhựa trắng chảy ra.Pha một chút nước với chất nhựa từ vỏ đu đủ, sau đó bôi lên chỗ có mụn. Chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết. Cần bôi hỗn hợp nước trên một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất.
Trên đây là một vài mẹo điều trị mụn cơm được nhiều người áp dụng. Tuy tin, những phương pháp này không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu đã áp dụng những mẹo trên nhưng mụn cơm vẫn còn thì quý bạn đọc có thể liên hệ với phòng khám Dr HS để được thăm khám, tư vấn lộ trình điều trị phù hợp nhất.