Hotline

083.323.8989

Mụn sinh dục có phải sùi mào gà không? Cách phân biệt chi tiết

Mục lục

Mụn sinh dục và sùi mào gà là những bệnh lý khá nhạy cảm, có một số triệu chứng khá giống nhau. Bệnh nhân thường nhầm lẫn và điều trị không đúng cách khiến tình trạng trầm trọng, nguy hiểm hơn. Vậy thực tế, mụn sinh dục có phải sùi mào gà không? Bài viết sau, Phòng khám da liễu Dr HS + sẽ hướng dẫn cách phân biệt chính xác cho bạn hiểu rõ.

1. Mụn sinh dục có phải sùi mào gà hay không?

Sùi mào gà và mụn sinh dục là những căn bệnh gây ra do virus HPV với triệu chứng tương tự nhau. Cả hai bệnh đều xuất hiện ở cơ quan sinh dục nên rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, thực chất, sùi mào gà và mụn sinh dục hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả tốt, người bệnh cần phân biệt thật chính xác.

Mụn sinh dục có phải sùi mào gà không?

2. Phân biệt sùi mào gà với mụn sinh dục

2.1 Mụn sinh dục

Mụn sinh dục là các khối u sần xuất hiện trên da, niêm mạc ở bộ phận sinh dục. Ban đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti có màu đỏ hoặc hồng ở bộ phận sinh dục. Khi sờ vào cảm giác cứng và thô ráp. Sau một thời gian, các nốt mụn lan nhanh thành các mảng, chồng lên nhau. Nếu quan sát sẽ thấy sần sùi, y như da cóc.
Ngoài ra, mụn sinh dục có thể xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc bàn chân. Về cơ bản, bệnh không tạo cảm giác ngứa hay đau. Tuy nhiên, do vị trí mọc nhạy cảm nên đôi lúc sẽ thấy khó chịu. Trường hợp cọ xát quá mạnh có thể chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2.2 Sùi mào gà

Tương tự mụn sinh dục, sùi mào gà cũng xuất hiện các khối u nhú. Tuy nhiên, bệnh có một số đặc điểm khác biệt. Ở giai đoạn đầu, các nốt mụn kích thước nhỏ, mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm màu hồng nhạt. Khi sờ cảm thấy mềm và có thể tụ mủ bên trong chứ không cứng như mụn sinh dục.

Phân biệt sùi mào gà với mụn sinh dục

Bước sang giai đoạn tiếp theo, mụn mọc nhiều và tạo thành các khối u sần nhìn như mào gà hoặc súp lơ. Sùi mào gà không gây cảm giác đau, ngứa nhưng rất dễ chảy máu. Đặc biệt mọc nhiều ở cả bên trong và bên ngoài đường sinh dục. Bệnh sùi mào gà có nguy cơ lây nhiễm nhanh. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng cũng sẽ khiến mụn mọc ở khu vực này. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý, quan sát triệu chứng liên tục, tránh nhầm lẫn.

3. Mụn sinh dục và sùi mào gà ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Cả mụn sinh dục và sùi mào gà đều tác động tới sức khỏe cũng như những biến động tâm lý cho người bệnh. Khi đối mặt với các triệu chứng nốt mụn ở bộ phận sinh dục, một số bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề sau:
• Rơi vào tình trạng trầm cảm, mức độ có thể chuyển hướng nặng dần theo thời gian nếu không chữa trị đúng cách.
• Gây mất thẩm mỹ cho khu vực nhạy cảm, người bệnh cảm thấy e ngại, tự ti với bạn tình, ảnh hưởng tới chuyện chăn gối và hạnh phúc các cặp vợ chồng
• Sùi mào gà gây bất tiện cho người bệnh khi đi vệ sinh, thậm chí cảm giác đau rát nếu nốt mụn vỡ ra ở bộ phận sinh dục
• Trường hợp phát sinh nhiễm trùng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau rát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
• Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nhanh sẽ tăng nguy cơ chuyển sang ung thư, gây biến chứng khu vực hậu âm, âm đạo, mất khả năng sinh sản.

4. Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Các chuyên gia Phòng khám da liễu Dr HS + cho biết nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị sùi mào gà. Trong trường hợp cảm thấy ngứa rát, không thoải mái, bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để bệnh sùi mào gà. Đặc biệt, bệnh không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Giải pháp tốt nhất cho người bị sùi mào gà là đốt bằng laser CO2 hoặc đốt điện. Phương pháp này sẽ trực tiếp tác động lên bề mặt da, niêm mạc để loại bỏ các nốt sùi. Tuy nhiên, kỹ thuật đốt laser không tiêu diệt hoàn toàn virus nên sau đó bệnh có thể tái trở lại. Người bệnh cần liên tục theo dõi, điều trị trong thời gian ủ bệnh khoảng 8 tháng. Sau đó, bác sĩ mới có thể đánh giá là bệnh sùi mào gà đã chữa dứt điểm hay chưa.
Ngoài phương pháp trên, sang chứng bệnh sùi mào gà có thể xử lý bằng cách chấm dung dịch trichloactic acid, dung dịch podophyllotoxine 20 – 25%. Tuy nhiên, phương pháp chỉ áp dụng cho những khu vực như âm hộ, âm đạo và không phù hợp khi bôi lên vị trí cổ tử cung hay lỗ hậu môn. Bởi vậy, bệnh nhân không nên tự ý điều trị ở nhà, tránh gây tổn thương cho những vùng nhạy cảm.
Trên đây, Phòng khám da liễu Dr HS + đã chia sẻ một số thông tin trả lời cho câu hỏi “mụn sinh dục có phải sùi mào gà không”. Từ đó đưa ra các triệu chứng, giúp bạn phân biệt 2 bệnh này. Nếu muốn điều trị chính xác, hãy đến phòng khám để được bác sĩ tư vấn phương án phù hợp, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Đánh giá bài viết:
5/5

Giờ làm việc

8h30 - 19h30
Thứ 2 - Chủ nhật

Bài viết mới nhất

Đăng ký khám và tư vấn tại DrHs+

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Đăng ký thành công!

Chúng tôi đã gửi thông tin xác nhận đến email của Quý khách, vui lòng kiểm tra trong hộp thư đến hoặc hộp thư spam.

Chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian sớm nhất.