Bạch biến là căn bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh do ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến họ cảm thấy tự ti, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh
Bệnh bạch biến là gì?
Bạch biến là căn bệnh ảnh hưởng đến màu sắc da. Khi bạn bị mắc bệnh bạch biến, các tế bào sản xuất ra các sắc tố da bị mất và có thể không tiếp tục sản xuất sắc tố. Vì vậy, một số vùng da của bạn bị mất sắc tố. Những mảng da bị bệnh bạch biến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến
Hiện nay nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được làm rõ nhưng bệnh có xu hướng di truyền theo tính gia đình. Có ước tính khoảng 30% người bệnh bạch biến tại Hoa Kỳ có một thành viên trong gia đình bị bệnh. Hầu hết các trường hợp là do tự miễn như:
- Rụng tóc từng mảng
- Thiếu máu ác tính
- Viêm khớp
- Tiểu đường
Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh lý khác cao hơn so với người bình thường. Người bị bệnh bạch biến rất dễ bị bỏng nắng.
Triệu chứng bệnh bạch biến
Dấu hiệu của bệnh là xuất hiện những đốm trắng trên da. Những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày là những khu vực thường bị mất sắc tố như: tay, chân, mặt, môi
Những vùng da này có thể ở một khu vực hay lan rộng, nhỏ hoặc to tùy vào từng vị trí trên cơ thể. Một số người bị bệnh bạch biến cũng có thể mất màu lông mày hoặc lông tóc hoặc cũng có thể bị bạc tóc sớm.
Bên cạnh đó người bệnh có thể đi kèm với các bệnh khác như:
- Mất thính lực: Tỉ lệ này chiếm khoảng 12-38%, các tế bào hắc tố cũng có ở trong tai vì vậy nếu cơ thể tấn công các hắc tố thì sẽ có thể gây mất thính lực.
- Vấn đề về mắt: Một vài người bệnh sẽ có cảm giác thay đổi về thị lực. Nếu cảm thấy xuất hiện tình trạng này nên có sự kết hợp điều trị giữa các chuyên khoa da liễu và mắt để được điều trị tốt nhất.
- Lo lắng: các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh bạch biến sẽ thường cảm thấy xấu hổ và lo lắng, một vài người còn cảm thấy sợ hãi, thiếu sự tự tin, không dám giao tiếp với mọi người lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm.
Chẩn đoán bệnh bạch biến
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi bạn về tiền sử bệnh. Mẫu màu và da của bạn sẽ được lấy để đi làm xét nghiệm để tìm các tế bào sắc tố và những vấn đề khác liên quan đến các bệnh lý khác.
Điều trị bệnh bạch biến
Các phương pháp điều trị bệnh bạch biến đều nhằm mục đích khôi phục lại sự cân bằng màu sắc cho da. Các phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào:
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Vị trí và kích thước các vùng da bị bệnh
- Số lượng các mảng da bị mất sắc tố nhiều hay ít.
Sử dụng kem bôi ngoài da
Một số loại kem có thành phần corticosteroid có thể giúp sản xuất sắc tố da trong giai đoạn đầu bị bệnh hoặc làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số đơn thuốc kèm với các loại kem bôi có tác dụng nhưng cũng có nguy cơ gây ra các dụng phụ khi sử dụng trong một thời gian dài:
- Bị mỏng da
- Teo da tại chỗ bị bôi thuốc
- Kích ứng da
- Kích thích lông tăng trưởng
Sử dụng thuốc uống: Bạn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các đơn thuốc này như steroid,…
Phẫu thuật: Ghép da, cấy ghép tế bào sắc tố melanocyte, xăm sắc tố. điều trị bằng tia laser excimer, tia UVB, tia UVA
Các phương pháp khác: bôi kem chống nắng, sử dụng thuốc uống chống nắng, kiểm soát tâm lý , dùng mỹ phẩm kem che khuyết điểm.
Tóm lại, bệnh bạch biến là căn bệnh lành tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người nhưng điều trị nó phải đòi hỏi sự kiên trì giữa người bệnh và bác sĩ. Do đó, để có được kết quả tốt, người bệnh cần ổn định tâm lý vững vàng điều trị. Phòng khám Da liễu Dr Hs chúc bạn sớm chữa được bệnh bạch biến!