Mắc bệnh vảy cá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến mất tự tin, mặc cảm. Vậy đâu mới là cách chữa trị tốt nhất? Cần lưu ý những gì khi mắc bệnh? Hãy lắng nghe chia sẻ từ Phòng khám da liễu Dr HS qua bài viết sau đây.
Bệnh vảy cá mới nhìn qua, chúng ta thường nghĩ là tình trạng da khô, nứt nẻ do thời tiết. Tuy nhiên, làn da nổi vảy càng ngày càng lan rộng, dày hơn khiến bạn cảm thấy vô cùng phiền toái. Đặc biệt là vùng da chân lộ ra bên ngoài trông rất mất thẩm mỹ. Một số bệnh nhân đã tự tìm cách chữa trị tại nhà nhưng không đem lại kết quả. Thậm chí tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh vảy cá là gì?
Bệnh vảy cá là một bệnh da liễu mạn tính do da không thể tự đào thải các tế bào chết, các tế bào da chết này khô dần và tích tụ trên da theo từng mảng trông như vảy cá, đặc biệt hay gặp ở vùng tay và cẳng chân. Nguyên nhân mắc bệnh vảy cá có thể là bệnh di truyền.
Bệnh vảy cá do di truyền chiếm tới 95% số trường hợp bệnh, thường khởi phát sớm ngay từ khi mới sinh hoặc vài năm đầu sau khi sinh và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trẻ có 50% nguy cơ mắc bệnh vảy cá khi cha hoặc mẹ cũng mắc bệnh.
Bệnh da vảy cá bẩm sinh là kết quả của đột biến mất chức năng trong gen mã hóa protein filaggrin (FLG), được lập bản đồ trên phức hợp biệt hóa biểu bì trên nhiễm sắc thể 1q21. Các đột biến dẫn đến sản xuất filaggrin bị lỗi.
Filaggrin là một protein biểu bì liên kết dạng sợi cần thiết để liên kết các sợi keratin trong tế bào biểu bì, tạo thành một hàng rào bảo vệ da hiệu quả. Nó giúp duy trì độ pH của da, giữ độ ẩm trong lớp sừng và giảm sự mất nước qua biểu bì (TEWL).
Xơ hoặc khô da là kết quả của việc da bị giảm độ ẩm do filaggrin bị lỗi. Sự phát triển quá mức khiến các vảy (tế bào da) không có khả năng giữ nước khi chúng di chuyển lên trên qua lớp sừng. Tăng sừng là kết quả của cơ chế sửa chữa bù trừ làm tăng sinh tế bào.
Ngoài nguyên nhân do di truyền thì chúng ta cũng có thể bị mắc bệnh vảy cá do một số nguyên nhân khác như:
- Lớp thượng bì của da bị nhiễm trùng.
- Rối loạn tuyến sinh dục và tuyến hung.
- Chức năng của tuyến giáp bị suy giảm.
- Thiếu hụt Vitamin A khiến nang lông bị dày sừng.
Trường hợp bệnh vảy cá mắc phải thường hiếm gặp hơn và chủ yếu là ở những người trưởng thành.
Những lưu ý khi mắc bệnh vảy cá
Khi mắc bệnh vảy cá, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín như Phòng khám da liễu Dr HS để kiểm tra. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp với cơ địa, thể trạng của bệnh nhân. Bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ hướng dẫn, đồng thời lưu ý chăm sóc da thật tốt bằng một số phương pháp sau:
Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày
Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Đây là lúc dưỡng chất hấp thụ tốt nhất cũng như đảm bảo làn da được cấp ẩm thường xuyên. Một số loại kem dưỡng ẩm da chân có chứa thành phần axit lactic, axit salicylic, propylene glycol hoặc ceramides phù hợp cho bệnh nhân mắc bệnh vảy cá. Bạn hãy áp dụng cách này ít nhất 1 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Tẩy tế bào chết da thường xuyên
Khi mắc bệnh vảy cá, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp tẩy da chết. Tình trạng da bong tróc, khô ráp là dấu hiệu điển hình bạn dễ dàng nhận thấy nhất. Sau khi tẩy da chết, bạn hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm lên. Bằng cách này, dưỡng chất dễ dàng hấp thụ, giúp sạch sâu và làm mềm da. Những sản phẩm chứa thành phần axit salicylic, axit glycolic hoặc axit lactic sẽ tốt cho việc tẩy tế bào chết nhất.
Dùng máy tạo ẩm trong nhà
Một trong những lý do khiến bệnh nhân mắc bệnh vảy cá chính là môi trường khô nóng. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm. Thiết bị hỗ trợ làm ẩm môi trường, không gian trong nhà, đồng thời giúp làn da luôn đủ nước và hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
Trên đây, Phòng khám da liễu Dr HS đã chia sẻ một số lưu ý khi mắc bệnh vảy cá để làn da không bị khô ráp, bong tróc nữa. Nếu bạn đang gặp vấn đề về da, hãy tới gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.