Bệnh vảy nến là một bệnh lý về da ở giai đoạn mãn tính, có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Hiện nay, y học hiện đại chưa có biện pháp chữa dứt điểm vảy nến nhưng rất nhiều người đã tự ý chữa bệnh vảy nến bằng nhiều thứ thuốc khác nhau dẫn đến hiệu quả rất nghiêm trọng. Bác sĩ của phòng khám da liễu Dr HS + đã chỉ ra những sai lầm trong điều trị vẩy nến trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là sự sinh sản quá mức của tế bào sừng thượng bì kết hợp với sự viêm của lớp thượng bì và trung bì. Bệnh thường gây ra các tổn thương ngoài da nhưng không phải do vi nấm, vi khuẩn hay virus mà do sự suy yếu của hệ miễn dịch.
Bệnh vảy nến theo mảng
Vảy nến có biểu hiện khá rõ ràng là da bị sẩn thành các mảng màu đỏ, xung quanh có có vảy da màu trắng. Những người bị vảy nến nặng thường sẽ kéo theo vị viêm đau khớp còn những trường hợp nhẹ thì sẽ gây ngứa. Bệnh gây ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số thế giới, những người da trắng có nguy cơ mắc cao hơn những người da màu.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến
Đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bệnh có liên quan đến hai yếu tố chính là hệ thống miễn dịch và di truyền.
Bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến có liên quan đến sự kích thích miễn dịch của tế bào sừng thượng bì. Hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn nhận nhầm các tế bào da cần được loại bỏ, vì thế da phải tái tạo liên tục với tốc độ nhanh nên tạo ra hiện tượng các lớp vảy chồng lên nhau trên bề mặt da.
Do di truyền nhưng tỷ lệ này chiếm rất ít, bệnh thường có xu hướng khi di truyền sẽ bỏ qua một thế hệ. Khi tâm lý căng thẳng sử dụng các loại thuốc như chống đau tim, sốt rét cũng có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:
• Bị nhiễm HIV.
• Uống nhiều rượu.
• Nhiễm trùng liên cầu tan huyết beta (bệnh vảy nến Guttate).
3. Các cách điều trị bệnh vảy nến
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp chữa bệnh vảy nến hiệu quả, tuy không chữa được dứt điểm nhưng bệnh theo chiều hướng tốt hơn là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Cách điều trị bệnh vảy nến
• Quang trị liệu
Với những bệnh nhân bị vảy nến trên diện rộng thì nên áp dụng phương pháp này. Sử dụng ánh sáng UVB làm giảm sự tổng hợp DNA đồng thời có thể gây ức chế hệ miễn dịch nhẹ. Trong PUVA khi chữa bệnh, bệnh nhân uống methoxypsoralen – một chất nhạy cảm ánh sáng, rồi tiếp xúc với ánh sáng UVA bước sóng dài (330-360nm). Liều lượng ánh sáng bắt đầu từ thấp đến cao khi điều trị, nhưng nếu liều UVA quá cao sẽ gây bỏng nặng.
– Ưu điểm của phương pháp này là làm bệnh thuyên giảm trong vòng vài tháng tuy nhiên nếu điều trị lặp đi lặp lại có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư da.
• Điều trị tại chỗ
– Corticosteroid là thuốc thường được sử dụng tại chỗ và có thể tiêm trực tiếp vào vùng da bị vảy nến nhỏ hoặc khó chữa trị. Để bệnh thuyên giảm nên sử dụng corticosteroid 2 lần mỗi ngày và sử dụng qua đêm dưới lớp ướp phủ polyethylene.
– Lưu ý khi bệnh thuyên giảm thì cũng nên giảm liều lượng corticosteroid để giảm khả năng teo tại chỗ, giãn mạch và rạn da. Thông thường sau khoảng 3 tuần nên thay thế chất làm mềm cho corticosteroid 1 – 2 tuần để ngăn ngừa sự quen thuốc.
4. Những sai lầm trong điều trị bệnh vảy nến
4.1. Chưa hiểu đúng về bệnh
Nhiều bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh và sử dụng các loại thuốc không đúng. Bệnh vảy nến có nhiều dạng khác nhau như vảy nến giọt, vảy nến mảng, vảy nến mủ,…. với loại chiếm tỷ lệ cao nhất là nến mảng. Khi mắc vảy nến toàn thân, bệnh nhân nên nhập viện để kiểm tra tránh làm ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe, gây nguy hại đến tính mạng. Với những người mắc vảy nến mủ toàn thân thường có dấu hiệu da biến thành màu đỏ, mệt mỏi, sốt, ngứa, mạch đập nhanh, chán ăn. Còn nếu bị vảy nến đỏ toàn thân thì bệnh nhân cũng nên nhanh chóng nhập viện để các bác sĩ da liễu điều trị kịp thời.
4.2. Nghe theo quảng cáo để chữa bệnh
Thời buổi công nghệ 4.0 nên có rất nhiều người xem quảng cáo rồi tìm đến các cơ sở điều trị vảy nến không chính thống, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Những thứ thuốc này có thể bị pha trộn thạch tín, corticoid,…gây đỏ da toàn thân hoặc xuất hiện vảy nến mủ. Đặc biệt có những bệnh nhân tự mua thuốc methotrexate để uống nhưng lại có tác dụng ngược là gây suy gan, xơ gan.