Viêm gan siêu vi B là một trong những bệnh lý có khả năng tử vong cao. Việc phát hiện kịp thời giúp bệnh nhân chủ động phương án điều trị cũng như hạn chế chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, Phòng khám da liễu Dr HS + xin chia sẻ một số thông tin cần thiết về bệnh viêm siêu vi B cho bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Những triệu chứng bệnh viêm gan siêu vi B
Bệnh viêm gan siêu vi B thuộc một trong những vấn đề lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Theo thông tin từ WHO, trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mạn tính. Tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam là cao nhất với ước tính trung bình 15 đến 20%.
Hình ảnh bệnh viêm gan siêu vi B
Khi mắc một trong 2 thể viêm gan siêu vi B, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đi kèm như:
Viêm gan siêu vi B cấp tính
Kể từ khi nhiễm virus, trong vòng 6 tháng, phần lớn bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hay có dấu hiệu vàng da. Những trường hợp khác, ngoài vàng da sẽ kèm theo triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, chán ăn hoặc sốt nhẹ. Phần sườn phải đau nhức, nước tiểu sậm màu và phân có thể bạc màu. Một số người bệnh có dấu hiệu thay đổi tri giác, phù não hoặc đông máu, rối loạn nhịp tim nên tỷ lệ tử vong cao.
Viêm gan siêu vi B mạn tính
Trong trường hợp mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính, người bệnh không có dấu hiệu đặc biệt. Chỉ ở giai đoạn xơ gan, triệu chứng vàng da, phù, bầm máu ngoài da mới xuất hiện. Đến giai đoạn ung thư gan, cơn đau nhức khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu.
2. Chỉ số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan siêu vi B
Hiện nay, việc chẩn đoán viêm gan siêu vi B được dựa trên các tiêu chuẩn như:
• HBsAg: Kháng nguyên nội sinh của virus viêm gan B. Sự có mặt của HBeAg (+) đồng nghĩa với cơ thể đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp. Tuy nhiên, đối tượng nhiễm virus viêm gan B mang đột biến Precore đây là những bệnh nhân viêm gan B mạn có HBeAg (-).
• Nồng độ virus trong huyết thanh (HBV DNA): Phần virus hoàn chỉnh bao gồm nhân và vỏ của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA cho biết số lượng virus viêm gan B tồn tại trong máu. HBV-DNA phản ánh sự sao chép và nhân lên của vi rút trong cơ thể người bệnh.
Khám chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B
• Chỉ số men gan, đánh giá mức độ tổn thương gan ALT/AST tăng từng đợt hay kéo dài. Nếu đạt mức 7 đến 56 U/L (chỉ số ALT) tức là bình thường
• Sinh thiết gan đánh giá mức độ hoại tử nhẹ – trung bình – nặng hay không có
• HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị nhiễm virus viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã nhiễm virus viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị nhiễm virus viêm gan B.
3. Các đường lây nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B
Thực tế, bệnh viêm gan siêu vi B có thể lây nhiễm theo 2 phương thức sau:
• Đường lây nhiễm theo chiều dọc: Hình thức viêm gan siêu vi B lây nhiễm từ mẹ sang con. Người phụ nữ mang thai có nguy cơ lây nhiễm từ tuần 18 thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh. Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ HBV DNA và tình trạng HBeAg 3 tháng cuối thai kỳ.
Viêm gan siêu vi B lây nhiễm qua đường nào?
• Đường lây nhiễm theo chiều ngang: Khi tiếp xúc với máu hoặc qua đường tình dục, dùng chung kim tiêm, thuốc chích, châm cứu có thể lây nhiễm mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, các bác sĩ còn tìm thấy virus viêm gan B ở dịch âm đạo, màng phổi, dịch não tủy…Nếu có thói quen dùng bàn chải, dao cạo râu hoặc một số đồ cá nhân dính máu, dịch người nhiễm bệnh cùng tăng khả năng lây nhiễm virus cao.
Trên đây là toàn bộ những thông tin sơ bộ về bệnh viêm gan siêu vi B do Phòng khám da liễu Dr HS + chia sẻ. Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện mình có dấu hiệu bất thường, hãy tới phòng khám, cơ sở y tế uy tín gần nhất để chẩn đoán và lên phương án điều trị phù hợp.